Thuốc tiêm Lantus 100units/ml Sanofi điều trị tiểu đường (10ml)

Thuốc tiêm Lantus 100units/ml Sanofi điều trị tiểu đường (10ml)

Thuốc tiêm Lantus 100units/ml Sanofi điều trị tiểu đường (10ml)

Thuốc tiêm Lantus 100units/ml Sanofi điều trị tiểu đường (10ml)

Thuốc tiêm Lantus 100units/ml Sanofi điều trị tiểu đường (10ml)
Thuốc tiêm Lantus 100units/ml Sanofi điều trị tiểu đường (10ml)

Địa chỉ: 86 Đường số 9, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM

Thuốc tiêm Lantus 100units/ml Sanofi điều trị tiểu đường (10ml)





















































Danh mục



Insulin



Dạng bào chế



Dung dịch tiêm



Quy cách



Chai x 10ml



Thành phần



Insulin Glargine



Chỉ định



Tiểu đường type 1, Đái tháo đường (Tiểu đường)



Chống chỉ định



Dị ứng thuốc, Hạ đường huyết



Xuất xứ thương hiệu



Pháp



Nhà sản xuất



SANOFI



Số đăng ký



QLSP-0790-14



Thuốc cần kê toa





Mô tả ngắn



Thuốc Lantus 100 IU/ml là sản phẩm được sản xuất bởi Sanofi - Aventis Deutschland GmbH, thuốc có dược chất chính là insulin glargine, thuốc được dùng trong điều trị đái tháo đường.



Thuốc Lantus 100 IU/ml được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, mỗi ml dung dịch tiêm có 100 iu, thuốc được đóng gói theo quy cách hộp 1 lọ 10 ml (1000 iu).



Lưu ý


Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.

  • Thuốc tiêm Lantus 100units/ml
  • Liên hệ
  • - +
  • 870
  • Thành phần
  • Công dụng
  • Liều dùng
  • Tác dụng phụ
  • Lưu ý

Thành phần của Thuốc tiêm Lantus

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Insulin Glargine

100đơn vị/ml

Công dụng của Thuốc tiêm Lantus

Chỉ định

Thuốc Lantus 100 IU/ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Ðiều trị người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 6 tuổi trở lên bị bệnh đái tháo đường khi cần điều trị insulin.

Dược lực học

Chưa có thông tin.

Dược động học

Chưa có thông tin.

Cách dùng Thuốc tiêm Lantus

Cách dùng

Lantus được tiêm dưới da. Trong một vùng nhất định, mỗi lần tiêm nên chọn một vị trí tiêm khác nhau. Vì thời gian tác động kéo dài lệ thuộc việc tiêm dưới dạ, Lantus không được dùng để tiêm tĩnh mạch vì có thể gây hạ đường huyết nặng. Quan sát kỹ lọ thuốc trước khi dùng. Chỉ sử dụng nếu dung dịch trong suốt, không màu, không thấy có những hạt tiểu phân rắn và có độ lỏng giống như nước.

Lantus không cần phải pha trước khi dùng. Bơm tiêm không được chứa chất gì khác hoặc cặn thuốc khác. Trộn hoặc pha chung với bất cứ chế phẩm nào đều có thể làm thay đổi tính hiệu quả hoặc làm thuốc kết tủa và vì vậy nên tránh. Nên ghi ngày rút thuốc lần đầu tiên trên nhãn lọ.

Liều dùng

Vì thuốc có tác dụng kéo dài nên có thể tiêm Lantus mỗi ngày 1 lần vào bất cứ giờ nào trong ngày nhưng hàng ngày nên tiêm vào một giờ nhất định. Bác sĩ sẽ chỉnh liều dùng tùy từng người và sẽ hướng dẫn tiêm Lantus ở đâu, khi nào cần đo đường huyết và có cần xét nghiệm nước tiểu hay không.

Lantus có thể dùng chung với một insulin có tác động ngắn hoặc thuốc uống chống đái tháo đường.

Khi đang điều trị bằng insulin tác động trung bình hoặc ngắn đổi sang điều trị phác đồ Lantus có thể điều chỉnh liều insulin cơ bản và điều chỉnh thuốc đái tháo đường dùng kèm (liều lượng và thời điểm dùng thêm insulin tác dụng ngắn hoặc các thuốc tương đồng tác động nhanh hoặc liều lượng thuốc viên chống đái tháo đường).

Khi chuyển từ insulin NPH ngày hai lần sang Lantus tiêm ngày một lần, liều ban đầu phải giảm 20% (so với tổng số đơn vi của insulin NPH mỗi ngày), rồi sau đó chỉnh liều dựa trên đáp ứng của bệnh nhân. Việc giảm liều ít ra phải được bù đắp bằng cách tăng insulin ở giờ ăn. Sau đó chỉnh liều lần nữa theo từng người.

Như những thuốc tương đồng insulin khác, bệnh nhân dùng liều cao insulin vì có kháng thể chống insulin người có thể cải thiện được sự đáp ứng với insulin nhờ Lantus. Sự kiểm soát chuyển hóa, đặc biệt trên những bệnh nhân này, cần được theo dõi sát trong thời gian chuyển tiếp và trong những tuần đầu sau đó. Và sự cải thiện kiểm sọát chuyển hóa và hệ quả là tăng sự nhạy cảm với insulin (giảm nhu cầu insulin), có thể cần phải chỉnh liều thêm đối với Lantus và các insulin khác hoặc thuốc uống chống đái tháo đường khác trong phác đồ, có thể cần phải chỉnh liều thêm nữa. Việc chỉnh liều cũng cần thiết trong trường hợp thay đổi cân nặng hoặc lối sống, thay đổi giờ tiêm insulin hoặc các trường hợp làm tăng tính cảm nhiễm với hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết hay bệnh đi kèm. 

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Có thể gây hạ đường huyết nặng và đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.

Các cơn hạ đường huyết nhẹ thường có thể điều trị bằng cách dùng carbohydrate bằng đường uống. Có thể cần phải điều chỉnh liều dùng, chế độ ăn hoặc hoạt động thể lực. Các cơn nặng hơn có hôn mê, co giật hoặc rối loạn thần kinh phải điều trị với glucagon (tiêm bắp hoặc dưới da) hoặc dung dịch glucose ưu trương (truyền tĩnh mạch).

Cần duy trì việc dùng chất đường bột và theo dõi kéo dài vì hạ đường huyết có thể tái diễn sau khi đã hồi phục trên lâm sàng.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Lantus 100 IU/ml, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Hạ đường huyết có thể xảy ra nếu liều insulin vượt quá nhu cầu. Một sự thay đổi rõ rệt nồng độ đường huyết có thể gây rối loạn thị giác thoáng qua. Mô mỡ dưới da có thể teo hoặc phì đại ở chỗ tiêm và làm chậm hấp thu insulin và tác dụng của thuốc sẽ chậm hơn. Chọn một chỗ tiêm cho mỗi lần tiêm có thể giảm hoặc ngừa những phản ứng này.

Các phản ứng khác gồm: Đỏ, đau nhiều hơn thường lệ khi tiêm thuốc, ngứa, mề đay, sưng hoặc viêm. Những phản ứng đó thường mất trong vài ngày đến vài tuần.

Một số hiếm trường hợp, có thể xảy ra phản ứng dị ứng nặng.

Các phản ứng khác

  • Tiêm insulin có thể hình thành kháng thể chống insulin.
  • Hạn hữu insulin có thể gây giữ muối và nước trong mô.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Lantus 100 IU/ml chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng với insulin glargine hoặc với bất cứ tá dược nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

Bệnh nhân cần được hướng dẫn những kỹ năng cần thiết để tự xử trí đái tháo đường như theo dõi đường huyết, tiêm thuốc đúng kỹ thuật, các biện pháp để nhận biết tăng hoặc giảm đường huyết. Ngoài ra bệnh nhân cần tập đối phó với nhưng tình huống đặc biệt như sót liều, dùng liều insulin không đủ hay quá cao, ăn uống không đầy đủ hoặc bỏ bữa.

Trong trường hợp không kiểm soát đường huyết một cách thỏa đáng hoặc có xu hướng xảy ra con hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết, cần loại trừ các yếu tố tiềm ẩn (như sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân, việc chọn chỗ tiêm và tiêm đúng kỹ thuật) trước khi xét đến việc chỉnh liều.

Vì kinh nghiệm còn hạn chế. không thể đánh giá tính hiệu quả và độ an toàn cùa Lantus trên trẻ em dưới 6 tuổi, trên bệnh nhân suy chức năng gan, hoặc bệnh nhân suy thận từ vừa đến nặng.

Trên bệnh nhân suy thận, nhu cầu insulin có thể giảm. Trên người cao tuổi, sự suy giảm chức năng thận có thể dẫn đến giảm nhu cầu insulin. Trên bệnh nhân suy gan nặng, nhu cầu insulin có thể giảm do giảm khả năng tân sinh đường và giảm chuyển hóa insulin.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Do hậu quả của hạ đường huyết, tăng đường huyết hoặc rối loạn thị giác, khả năng tập trung và phản ứng có thể bị ảnh hưởng, có thể trở thành nguy cơ trong các tình huống đặc biệt cần có những khả năng này (ví dụ lái xe hoặc vận hành máy).

Thời kỳ mang thai 

Ở bệnh tiểu đường từ trước hoặc trong khi mang thai phải duy trì kiểm soát tốt chuyển hóa trong thai kỳ. Trong 3 tháng đầu nhu cầu insulin thường giảm, nhưng thường tăng lên trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Ngay sau khi sanh, nhu cầu insulin lại giảm nhanh (tăng nguy cơ hạ đường huyết) do đó cần theo dõi kỹ đường huyết. 

Thời kỳ cho con bú

Trên phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, cần thiết phải điều chỉnh liều dùng và chế độ ăn.

Tương tác thuốc

Một số thuốc ảnh huởng đến sự chuyển hóa glucose và cần phải chỉnh liều và theo dõi sát. Tăng tác dụng hạ đường huyết và tăng cảm nhiễm với hạ đường huyết có thể xảy ra khi dùng chung thuốc viên chống đái tháo đường, thuốc ức chế men chuyển, disopyramide, fibrate, fluoxetine, thuốc ức chế mao, pentoxifylline, propoxyphene, salicylate, hoặc kháng sinh sulfonamide. 

Giảm tác dụng hạ đường huyết có thể xảy ra khi dùng chung với corticosteroid, danazol, diazoxide, lợi tiểu, glucagon, isoniazide, estrogen và progestogen (ví dụ viên tránh thai), dẫn chất phenothiazine, somatropin, thuốc cường giao cảm (như epinephrine, salbutamol, terbutaline) hoặc hormone tuyến giáp.

Thuốc chẹn beta, clonidine, muối lithi hoặc rượu có thể tăng cường hoặc làm yếu tác dụng giảm đường huyết của insulin.

Pentamidine có thể gây hạ đường huyết, đôi khi tiếp theo là tăng đường huyết. Hơn nữa, thuốc chen beta cũng như các thuốc chẹn giao cảm khác (như clonidine. guanethidine, reserpine) còn làm yếu hoặc thậm chí ức chế toàn bộ các triệu chứng báo động cùa phản ứng hạ đường huyết.

Đọc tiếp