Thuốc Sufat 1g Hasan điều trị loét dạ dày, tá tràng (30 gói x 2g)

Thuốc Sufat 1g Hasan điều trị loét dạ dày, tá tràng (30 gói x 2g)

Thuốc Sufat 1g Hasan điều trị loét dạ dày, tá tràng (30 gói x 2g)

Thuốc Sufat 1g Hasan điều trị loét dạ dày, tá tràng (30 gói x 2g)

Thuốc Sufat 1g Hasan điều trị loét dạ dày, tá tràng (30 gói x 2g)
Thuốc Sufat 1g Hasan điều trị loét dạ dày, tá tràng (30 gói x 2g)

Địa chỉ: 86 Đường số 9, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM

Thuốc Sufat 1g Hasan điều trị loét dạ dày, tá tràng (30 gói x 2g)













































Danh mục



Thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loét



Dạng bào chế



Nhũ tương (Gel)



Quy cách



Hộp 30 Gói



Thành phần



Sucralfat



Chỉ định



Loét dạ dày tá tràng, Trào ngược dạ dày



Xuất xứ thương hiệu



Việt Nam



Nhà sản xuất



HASAN



Số đăng ký



VD - 22665-15



Thuốc cần kê toa



Không



Mô tả ngắn



Sufat 1g Hasan của Công ty TNHH Liên doanh Hasan – Dermapharm có thành phần chính là sucralfat 1g. Thuốc được chỉ định điều trị ngắn ngày loét tá tràng, dạ dày lành tính, viêm dạ dày mạn tính, phòng ngừa chảy máu dạ dày – ruột khi loét do stress, viêm thực quản, dự phòng loét dạ dày – tá tràng tái phát.



Sufat 1g Hasan được bào chế dạng thuốc bột pha hỗn dịch, quy cách đóng gói là hộp 30 gói x 2g.



  • Thuốc Sufat 1g Hasan
  • Liên hệ
  • - +
  • 1290
  • Thành phần
  • Công dụng
  • Liều dùng
  • Tác dụng phụ
  • Lưu ý

Thành phần của Thuốc Sufat 1g

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Sucralfat

1g

Công dụng của Thuốc Sufat 1g

Chỉ định

Thuốc Sufat 1g Hasan được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi:

Điều trị ngắn ngày (tới 8 tuần) loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, viêm dạ dày mạn tính.

Phòng ngừa chảy máu dạ dày – ruột khi loét do stress.

Viêm thực quản.

Dự phòng loét dạ dày – tá tràng tái phát.

Trẻ em dưới 15 tuổi:

Dự phòng loét do stress ở trẻ em đang điều trị tăng cường, điều trị loét tá tràng – dạ dày lành tính.

Dược lực học

Sucralfat là muối nhôm của sulfat disaccarid, dùng điều trị ngắn ngày loét hành tá tràng dạ dày. Thuốc có tác dụng tại chỗ (ổ loét) hơn là tác dụng toàn thân. Khi có acid dịch vị, thuốc tạo thành một phức hợp giống như bột hồ dính vào vùng niêm mạc bị tổn thương. Sucralfat không trung hòa nhiều độ acid dạ dày. Liều điều trị của sucralfat không có tác dụng kháng acid, tuy vậy khi bám dính vào niêm mạc dạ dày - tá tràng, tác dụng trung hòa acid của sucralfat có thể trở thành quan trọng để bảo vệ tại chỗ loét.

Sucralfat có ái lực mạnh đối với vùng loét (gấp 6 - 7 lần so với niêm mạc dạ dày bình thường) và ái lực đối với loét tá tràng lớn hơn loét dà dày. Sucralfat tạo ra một hàng rào bảo vệ ổ loét, hàng rào này ức chế tác dụng tiêu protein của pepsin bằng cách ngăn pepsin gắn vào albumin, fibrinogen... trên bề mặt loét. Hàng rào này cũng ngăn cản khuếch tán trở lại của các ion H+ bằng cách tương tác trực tiếp với acid ở trên bề mặt ổ loét.

Sucralfat cũng hấp thụ các acid mật, ức chế khuếch tán trở lại acid glycocholic và bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị tổn hại do acid taurocholic. Tuy nhiên tác dụng của sucralfat đối với acid mật trong điều trị loét dạ dày – tá tràng chưa rõ ràng. Sucralfat được coi là thuốc bảo vệ tế bào niêm mạc đường tiêu hóa, tạo một hàng rào ở ổ loét để bảo vệ ổ loét không bị pepsin, acid và mật gây loét và do đó ổ loét có thể liền được. Sucralfat được coi là thuốc bảo vệ tế bào niêm mạc đường tiêu hóa.

Thuốc xuất hiện tác dụng sau 1 – 2 giờ và thời gian tác dụng tới 6 giờ.

Dữ liệu lâm sàng của sucralfat ở trẻ em còn hạn chế. Tùy thuộc mỗi quốc gia mà có chỉ định theo từng độ tuổi khác nhau.

Dược động học

Hấp thu

Sucralfat hấp thu rất ít (< 5%) qua đường tiêu hóa. Hấp thu kém có thể do tính phân cực cao và độ hòa tan thấp của thuốc trong dạ dày. 

Phân bố

Sucralfat phân bố lượng rất nhỏ vào mô, không xác định được thuốc có qua nhau thai và tiết vào sữa hay không.

Chuyển hóa 

Sucralfat phản ứng với acid hydroclorid ở dạ dày thành sucrose sulfat không chuyển hóa được.

Thải trừ 

90% sucralfat được bài tiết vào phân, một lượng rất nhỏ được hấp thu và bài tiết vào nước tiểu dưới dạng hợp chất không đổi.

Cách dùng Thuốc Sufat 1g

Cách dùng

Uống thuốc vào lúc bụng đói, 1 giờ trước mỗi bữa ăn và vào buổi tối trước khi đi ngủ. Hòa 1 gói vào nửa ly nước tạo thành hỗn dịch đồng nhất trước khi uống.

Có thể sử dụng các thuốc kháng acid để giảm đau, nhưng không nên uống trong vòng 30 phút trước hoặc sau khi uống sucralfat.

Liều dùng

Người lớn và trẻ trên 12 tuổi

Điều trị loét tá tràng, viêm dạ dày mạn tính

2 gói (2g/lần x 2 lần/ngày) vào buổi sáng và trước khi đi ngủ hoặc 1 gói (1g/lần x 4 lần/ngày), uống 1 giờ trước các bữa ăn và trước khi ngủ, trong 4 – 8 tuần, nếu cần có thể dùng đến 12 tuần. Liều tối đa 8 gói (8g/ngày). 

Điều trị loét dạ dày lành tính

1 gói (1g/lần x 4 lần/ngày). Điều trị tiếp tục đến khi vết loét lành hẳn (kiểm tra bằng nội soi). Thường cần điều trị 6 – 8 tuần. Nếu bệnh nhân có chứng cử rõ ràng nhiễm Helicobacter pylori, cần điều trị loại trừ H. pylori tối thiểu bằng metronidazol và amoxicillin, phối hợp sucralfat và thuốc chống tiết acid (thuốc ức chế H2 histamin hay ức chế bơm proton). 

Phòng ngừa tái phát loét tá tràng

1 gói (1g/lần x 2 lần/ngày). Điều trị không kéo dài quá 6 tháng. Loét tá tràng tái phát do vi khuẩn H. pylori, để loại trừ H. pylori, cần một đợt điều trị mới bằng sucralfat phối hợp kháng sinh.

Phòng ngừa loét do stress

1 gói (1g/lần x 4 lần/ngày). Liều tối đa 8g/ngày.

Phòng ngừa chảy máu dạ dày – ruột khi loét do stress

1 gói (1g/lần x 6 lần/ngày. Liều tối đa 8g/ngày.

Trẻ dưới 15 tuổi

Dạng bào chế hỗn dịch uống hàm lượng 1g không phù hợp với trẻ từ 1 tháng – 12 tuổi.

Trẻ 12 – 15 tuổi

Dự phòng loét do stress ở trẻ em đang điều trị tăng cường, điều trị loét tá tràng – dạ dày lành tính

1 gói ( 1g/lần x 4 – 6 lần/ngày).

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Triệu chứng

Trong thử nghiệm lâm sàng ở phụ nữ khỏe mạnh quá liều sucralfat, phần lớn đều không có triệu chứng, một vài trường hợp xuất hiện các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Thử nghiệm độc tính cấp đường uống ở động vật với liều lên đến 12g/kg vẫn không xác định được liều gây độc. Vì thế các nguy cơ liên quan đến quá liều rất nhỏ.

Chưa có thông tin về cách xử trí khi quá liều sucralfat.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Sufat 1g Hasan, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Tiêu hóa: Táo bón.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Tiêu hóa: Khô miệng, buồn nôn.

Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000

  • Tiêu hóa: Dị vật trong dạ dày.

  • Da: Phát ban.

Không rõ tần suất

  • Hệ miễn dịch: Phản ứng quá mẫn (ngứa, nổi mày đay, phù mạch, khó thở).

  • Thần kinh: Chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ.

  • Tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn mửa, khó chịu đường tiêu hóa, khó tiêu, ợ hơi.

  • Cơ xương khớp: Đau lưng, loạn dưỡng xương, mềm xương.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Sufat 1g Hasan chống chỉ định trong trường hợp:

  • Quá mẫn với sucralfat hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

Không được sử dụng sucralfat tiêm tĩnh mạch do có thể dẫn đến ngộ độc nhôm và các biến chứng chết người khác, bao gồm tắc nghẽn phổi, tắc nghẽn não. 

Thận trọng ở bệnh nhân suy thận do nguy cơ tăng tích lũy nhôm. Không khuyến cáo sử dụng sucralfat ở bệnh nhân thẩm phân. Ở bệnh nhân suy thận nặng hoặc suy thận mạn, sử dụng sucralfat phải cực kỳ thận trọng và chỉ được dùng ngắn hạn. Một lượng nhỏ nhôm được hấp thu qua ống tiêu hóa và có thể bị tích lũy. Loạn dưỡng xương, mềm xương, bệnh não, thiếu máu đã được báo cáo ở bệnh nhân suy thận. Nên xét nghiệm nồng độ nhôm, phosphat, calci, phosphatase kiềm thường xuyên với bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

Không khuyến cáo sử dụng đồng thời các chế phẩm khác có chứa nhôm vì tăng nguy cơ hấp thu và ngộ độc nhôm.

Các dị vật trong dạ dày đã được báo cáo sau khi sử dụng sucralfat chủ yếu ở bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng có sử dụng thiết bị y tế tăng cường. Phần lớn những bệnh nhân này mắc các bệnh có thể tăng nguy cơ hình thành dị vật (chậm làm rỗng dạ dày do phẫu thuật, sử dụng thuốc hoặc mắc các bệnh làm giảm sự vận động).

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Sucralfat có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trên thần kinh như hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ. Bác sĩ và dược sĩ cần thông báo với bệnh nhân, trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các tác dụng không mong muốn trên, không được lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao hoặc các công việc có thể gây nguy hiểm khác đòi hỏi sự tỉnh táo và tập trung.

Thời kỳ mang thai 

Chưa xác định được tác dụng có hại đến thai nhi. Sucralfat hấp thu rất ít qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên khi mang thai, chỉ nên sử dụng thuốc trong trường hợp thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Chưa xác định được sucralfat có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Nếu có bài tiết vào sữa mẹ, lượng sucralfat cũng sẽ rất ít, vì thuốc được hấp thu vào cơ thể rất ít. Thận trọng khi sử dụng sucralfat ở phụ nữ cho con bú.

Tương tác thuốc

Có thể dùng các thuốc kháng acid cùng sucralfat trong điều trị loét tá tràng để giảm nhẹ chứng đau. Nhưng không được uống cùng lúc vì antacid có thể ảnh hưởng đến sự gắn của sucralfat trên niêm mạc. Nên dặn bệnh nhân uống antacid trước hoặc sau khi uống sucralfat 30 phút.

Sử dụng đồng thời với sucralfat có thể làm giảm sinh khả dụng của một số thuốc như fluoroquinolon (ciprofloxacin, norfloxacin), tetracyclin, ketoconazol, sulpirid, digoxin, warfarin, phenytoin, theophylline, levothyroxin, quinidin, thuốc đối kháng H2. Sinh khả dụng của các thuốc trên được phục hồi như cũ khi uống cách sucralfat 2 giờ. Tương tác này có thể là do các thuốc trên bị bám vào sucralfat ở đường tiêu hóa.

Không nên sử dụng đồng thời sucralfat với các chế phẩm chứa citrat vì có thể tạo phức chelat với nhôm làm tăng lượng nhôm hấp thụ, tăng nồng độ nhôm trong máu.

Nên tránh sử dụng đồng thời sucralfat với nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa bằng ống thông mũi – dạ dày trong phòng ngừa loét do stress. Mặc dù hiếm nhưng đã có các trường hợp hình thành dị vật trong dạ dày khi thời điểm sử dụng sucralfat và đặt ống thông mũi – dạ dày nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa quá gần nhau.

Bảo quản

Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Đọc tiếp