Địa chỉ: 86 Đường số 9, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM
Dung dịch uống Aquadetrim Vitamin D3 Medana phòng ngừa còi xương, loãng xương (10ml)
Danh mục | Vitamin A, D & E |
Dạng bào chế | Siro |
Quy cách | Chai x 10ml |
Thành phần | Cholecalciferol |
Chỉ định | Loãng xương, Loãng xương ở nam, Còi xương |
Chống chỉ định | Sỏi thận, Suy thận, Dị ứng thuốc, Sarcoid |
Xuất xứ thương hiệu | Ba Lan |
Nhà sản xuất | MEDANA |
Số đăng ký | VN-11180-10 |
Thuốc cần kê toa | Có |
Mô tả ngắn | Thuốc AQUADETRIM của MEDANA PHARMA Spolka Akcyjna, chứa thành phần hoạt chất là vitamin D3 – có vai trò quan trọng trong phát triển xương. |
Thành phần cho 1ml
Thông tin thành phần |
Hàm lượng |
---|---|
Cholecalciferol |
15000iu |
Thuốc AQUADETRIM được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Nhóm điều trị: Vitamin D và các chất tương tự.
Chức năng quan trọng nhất của vitamin D là cùng với calcitonin và parathormon (hormon tuyến cận giáp) điều khiển chuyển hóa calci và phosphat. Vitamin D3 là một chất chống còi xương, nó cần thiết cho hoạt động bình thường của tuyến cận giáp. Cơ quan đích quan trọng nhất của vitamin D là ruột, thận và hệ xương.
Vitamin D đóng vai trò chính trong việc hấp thu calci và phosphat từ ruột, vận chuyển muối khoáng, tham gia vào quá trình calci hóa xương, điều chỉnh lượng calci và phosphat được thải ra ngoài qua thận. Vitamin D kích thích việc hấp thu Ca2+ và phosphat ở ruột (kích thích tổng hợp protein gắn Ca2+ (CaBP) ở ruột, những protein này không được tìm thấy trong dịch nhày ruột của những người thiếu vitamin D).
Ở thận, vitamin D kích thích tái hấp thu ion và ở xương nó kích thích huy động và lưu trữ muối khoáng.
Tất cả các quá trình này nhằm hỗ trợ duy trì nồng độ calci và phosphat máu phù hợp. Nồng độ ion calci ảnh hưởng lên một số tiến trình sinh hóa quan trọng giúp duy trì trương lực cơ bình thường, kích thích thần kinh và đông máu. Vitamin D liên quan đến tổng hợp acid adenosin triphosphoric và đối kháng với cortisol, là chất ức chế hấp thu calci.
Thêm vào đó, vitamin D tham gia vào chức năng bình thường của hệ thống miễn dịch bằng cách tác động lên tổng hợp lymphokin và điều này không dẫn đến bất kỳ thay đổi hình thái học nào của máu ngoại vi.
Thiếu vitamin D do chế độ ăn, rối loạn hấp thu, thiếu hụt calci, bệnh gan và do dùng một số thuốc nhất định, thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ dẫn tới bệnh còi xương trong thời kỳ tăng trưởng nhanh của trẻ em và bệnh loãng xương ở người lớn.
Dùng vitamin D phòng ngừa còi xương là cần thiết cho hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh bị loãng xương do thay đổi hormon cần tăng liều vitamin D hàng ngày. Vitamin D được cung cấp từ các nguồn có thỏa mãn nhu cầu hay không là tùy thuộc vào từng cá nhân.
Hấp thu:
Sau khi uống, cholecalciferol được hấp thu từ ruột non. Quá trình hấp thu được điều chỉnh bởi mật và các protein đặc hiệu. Hấp thu cholecalciferol tăng lên khi có chất béo. Rối loạn gan mật làm giảm hấp thu cholecalciferol.
Phân bố:
Cholecalciferol được vận chuyển từ máu đến gan, ở đó nó được chuyển hóa bởi 25 hydroxylase thành calcidiol (25-hydroxycholecalcifero 1, 25(OH)23). Calcidiol hình thành ở gan được các protein vận chuyển đặc hiệu (protein gắn vitamin D) chuyển đến thận, tại đó chất này được chuyển hóa bởi 1α-hydroxylase-25(OH)D3 tạo thành calcitriol (1,25(OH)2D3). Vitamin D3 và các chất chuyển hóa có hoạt tính có thể được dự trữ ở gan và các mô mỡ trong thời gian dài.
Ở người khỏe mạnh, nồng độ vitamin D3 trong máu là 1,3 mmol/l và nửa đời t1/2 là 19 đến 25 giờ. Nửa đời của calcidiol xấp xỉ 16 ngày và nửa đời của calcitriol là 3 đến 6 giờ.
Chuyển hóa:
Vitamin D3 được chuyển hóa thành các chất có hoạt tính dược lý. Tại gan, vitamin D3 trải qua quá trình 25-hydroxyl hóa thành 25(OH) D3 (calcidiol). Quá trình này do 25-hydroxylase xúc tác và tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nguồn cung cấp cơ chất. Hoạt tính của enzym này thấp hơn ở trẻ sơ sinh sinh non và ở các bệnh nhân bị tổn thương gan. Calcidiol là chất chuyển hóa chính có hoạt tính thấp.
Nồng độ sinh lý của 25(OH)D3 là 10 đến 125 nmol/l, và thời gian bán thải t1/2 từ 10 đến 20 ngày. Quá trình biến đổi cuối cùng thành calcitriol xảy ra ở vị trí 1α ở ống thận gần và một phần nhỏ hơn ở nhau thai, đại thực bào, các tế bào hệ bạch huyết.
Hoạt động của 1α-hydroxylase 25(OH) D3 ở thận được điều chỉnh thông qua các tiến trình hormon và chuyển hóa. Hoạt động này tăng lên bởi các parathormon (hormon cận giáp), prolactin, hormon tăng trưởng, hormon tình dục, insulin, và prostaglandin PGE2.
Thuốc này được uống với nước.
Lưu ý: Một giọt dung dịch chứa xấp xỉ 500 IU vitamin D.
Để đong chính xác liều dùng, khi rót thuốc, cần để lọ nghiêng một góc 45°.
Liều lượng được quyết định tùy theo từng cá thể trong đó cần xem xét lượng calci được đưa đồng thời vào cơ thể (cả từ thức ăn và từ thuốc).
Phòng thiếu hụt:
Trẻ em từ sơ sinh và người lớn: 500 IU (1 giọt) mỗi ngày.
Điều trị thiếu hụt:
Liều lượng nên do bác sỹ quyết định cho từng bệnh nhân tùy theo mức độ thiếu.
Điều trị còi xương phụ thuộc Vitamin D:
Trẻ em: 3.000 IU đến 10.000 IU (6 đến 20 giọt) mỗi ngày.
Điều trị loãng xương do dùng các thuốc chống co giật:
Trẻ em: 1.000 IU (2 giọt) mỗi ngày.
Người lớn: 1.000 đến 4.000 IU (2 đến 8 giọt) mỗi ngày.
Thời gian điều trị phòng ngừa bệnh còi xương: Trẻ mới sinh và trẻ sơ sinh dùng Aquadetrim từ tuần thứ hai sau sinh cho đến hết một tuổi. Từ năm hai tuổi, cần dùng thêm liều Aquadetrim, đặc biệt vào những tháng mùa đông.
Thời gian điều trị bệnh còi xương và loãng xương: 6 tuần sau đó dùng liều dự phòng, không được tiếp tục liều điều trị trong 1 năm liền do có thể gây ngộ độc vitamin D.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Triệu chứng quá liều:
Ergocalciferol (vitamin D2) và cholecalciferol (vitamin D3) có giới hạn điều trị khá hẹp. Ngưỡng gây độc của vitamin D là trong khoảng 40.000 và 100.000 IU mỗi ngày trong 1 đến 2 tháng ở người lớn có chức năng cận giáp bình thường. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có lẽ nhạy cảm với nồng độ thấp hơn nhiều. Do vậy, không được dùng vitamin D mà không có giám sát y tế.
Quá liều dẫn đến tăng nồng độ phospho máu và nước tiểu, cũng như tăng calci máu và dẫn đến xuất hiện cặn calci ở mô và nhất là ở thận (sỏi thận, nhiễm calci thận) và ở mạch. Ngừng dùng vitamin D, khi calci máu vượt quá 10,6 mg/dl (2,65 mmol/l) hoặc nếu calci niệu vượt quá 300 mg/24 giờ ở người lớn hoặc 4-6 mg/kg/ngày ở trẻ em.
Quá liều mãn tính có thể dẫn đến calci hóa mạch máu và các cơ quan, do calci huyết tăng. Các triệu chứng của nhiễm độc không đặc trưng và không biểu lộ rõ như buồn nôn, nôn, ban đầu tiêu chảy, sau táo bón, mất cảm giác ngon, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp, yếu cơ, buồn ngủ dai dẳng, nitơ huyết, khát nhiều, đa niệu và ở giai đoạn cuối là mất nước.
Kết quả xét nghiệm sinh hóa thông thường của quá liều gồm tăng calci máu, tăng calci niệu, cũng như tăng nồng độ của chất 25-hydroxycholecalciferol trong máu.
Điều trị quá liều:
Để điều trị triệu chứng quá liều mãn tính vitamin D có thể phải kích thích đi tiểu nhiều và dùng glucocorticoid hoặc calcitonin. Khi quá liều cần phải điều trị tăng calci máu, do thường là bị dai dẳng và đôi khi gây đe dọa tính mạng.
Biện pháp đầu tiên là ngừng dùng vitamin D, sẽ mất vài tuần để nồng độ calci máu cao do nhiễm độc vitamin D trở về bình thường. Tùy thuộc mức độ tăng calci máu, các biện pháp điều trị gồm chế độ ăn ít calci hoặc không calci, uống nhiều nước, tăng thải niệu bằng cách dùng furosemid, cũng như dùng glucocorticoid và calcitonin.
Nếu chức năng thận bình thường, có thể giảm nồng độ calci bằng cách truyền dung dịch natri clorid đẳng trương (3-6 lít trong 24 giờ) thêm furosemid và trong một số trường hợp, dùng natri edetat 15 mg/kg cân nặng/giờ, đồng thời giám sát nồng độ calci và ECG liên tục. Ngược lại trong trường hợp bị thiểu niệu, cần thẩm tách máu (thầm tách không có calci).
Không có chất giải độc đặc hiệu. Cần nêu ra các triệu chứng quá liều có thể xảy ra cho bệnh nhân đang điều trị liều cao kéo dài vitamin D (buồn nôn, nôn, ban đầu tiêu chảy, sau táo bón, mất cảm giác ngon, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp, yếu cơ, buồn ngủ dai dẳng, nitơ huyết, khát nhiều, đa niệu).
Chưa ghi nhận.
Thực tế không xảy ra tác dụng phụ khi dùng liều khuyến nghị. Trong trường hợp hiếm bị mẫn cảm với vitamin D3 hoặc khi dùng liều quá cao trong thời gian dài, ngộ độc vitamin D có thể xảy ra. Các triệu chứng của nhiễm độc bao gồm:
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc AQUADETRIM vitamin D3 chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
Thừa vitamin D;
Tăng nồng B2 độ calci trong máu và nước tiểu;
Sỏi calci thận;
Suy thận nặng;
Giảm năng tuyến cận giáp giả do nhu cầu vitamin D có thể giảm trong các thời kỳ nhạy cảm thông thường với vitamin D, liên quan đến nguy cơ dùng quá liều kéo dài. Trong trường hợp này, có thể dùng các dẫn xuất dễ kiểm soát hơn của vitamin D;
Bệnh nhân rối loạn dung nạp fructose di truyền hiếm, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu hụt saccharase-isomaltase không nên dùng thuốc này.
Tránh dùng quá liều.
Thuốc cần dùng thận trọng cho các bệnh nhân bị bất động, bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu thiazid, bệnh nhân bị sỏi thận, bị bệnh tim và bệnh nhân đang dùng thuốc glycosid tim (bao gồm digitalis).
Kê đơn thận trọng Vitamin D cho bệnh nhân mắc bệnh sarcoid, do có thể làm tăng chuyển hóa vitamin D dạng hoạt tính. Ở những bệnh nhân này, nồng độ calci máu và calci niệu cần được theo dõi.
Tổng liều vitamin D bổ sung nên tính đến các điều trị đã dùng vitamin D, thức ăn giàu vitamin D, sữa giàu vitamin D và mức độ tiếp xúc ánh nắng mặt trời của bệnh nhân.
Không có bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ nguyên nhân kết quả giữa việc bổ sung vitamin D và sỏi thận, tuy nhiên nguy cơ là có, đặc biệt khi bổ sung đồng thời cả calci. Nhu cầu bổ sung calci nên xem xét ở từng bệnh nhân. Khi bổ sung calci phải giám sát y tế chặt chẽ.
Uống liều cao vitamin D (500.000 IU liều hàng năm) đã được báo cáo gây tăng nguy cơ gãy xương ở người già, nguy cơ cao nhất trong 3 tháng đầu sau khi uống.
Khi điều trị thuốc này, calci và phosphat máu và niệu cần được kiểm soát định kỳ. Khi điều trị dài ngày với liều vượt quá 1.000 IU vitamin D mỗi ngày, cần theo dõi nồng độ calci máu.
Không dùng liều cao calci đồng thời với vitamin D3.
Nhu cầu hàng ngày và cách dùng vitamin D ở trẻ em phải dựa trên từng cá thể và được xác định lại sau mỗi lần thăm khám định kỳ, đặc biệt với trẻ ở những tháng đầu sau sinh.
Hết sức thận trọng khi dùng Vitamin D cho trẻ sơ sinh có thóp trước nhỏ.
Liều quá cao vitamin D, trong thời kỳ dài hoặc liều khởi đầu cao có thể dẫn tới ngộ độc vitamin mạn tính.
Thuốc này có chứa tá dược cồn benzyl (benzyl alcohol) có thể gây dị ứng.
Thuốc này có chứa tá dược macrogolglycerol ricinoleat có thể gây dị ứng.
Bệnh nhân mắc chứng cường cận giáp cần phải xin tư vấn từ bác sỹ.
Quyết định bổ sung vitamin D mỗi trường hợp cụ thể đều tùy thuộc vào mối tương quan nguy cơ và lợi ích cho bệnh nhân.
Aquadetrim không ảnh hưởng lên khả năng lái xe hay vận hành máy móc.
Không hoặc có ít dữ liệu về việc sử dụng cholecalciferol ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy độc tính lên sinh sản. Liều hàng ngày cho phụ nữ mang thai được khuyến nghị là 500 IU, tuy nhiên, ở những phụ nữ bị xem là thiếu hụt vitamin D có thể cần liều cao hơn (lên đến 2000 IU/ngày).
Trong thời kỳ mang thai phụ nữ nên tuân thủ yêu cầu của bác sỹ do nhu cầu của họ có thể thay đổi theo mức độ thiếu hụt và đáp ứng với điều trị. Tránh dùng quá liều vitamin D khi mang thai, vì việc làm tăng calci máu có thể dẫn đến chậm phát triển thể chất và tâm thần, như hẹp lỗ động sản mạch chủ và bệnh võng mạc ở đứa trẻ.
Phụ nữ đang cho con bú có thể được kê Vitamin D nếu cần thiết. Tuy nhiên việc bổ sung này không thể thay thế bổ sung trực tiếp vitamin D ở trẻ. Vitamin D và các chất chuyển hóa được bài tiết qua sữa mẹ. Chưa thấy có quá liều trẻ do bú sữa mẹ, tuy nhiên khi kê bổ sung cho trẻ đang bú sữa, bác sỹ cần tính đến cả liều đang bổ sung cho mẹ.
Thuốc chống động kinh, đặc biệt phenytoin và phenobarbital (và các thuốc khác có thể tác động lên enzym gan) cũng như rifampicin làm giảm hấp thu vitamin D3.
Dùng vitamin D3 đồng thời với thuốc lợi niệu thiazid làm tăng nguy cơ bị tăng calci máu, do vậy cần theo dõi nồng độ calci máu.
Khi dùng đồng thời với glycosid tim, vitamin D có thể làm tăng độc tính của chúng (tăng nguy cơ loạn nhịp tim). Cần giám sát y tế chặt chẽ, đồng thời theo dõi nồng độ calci máu và điện tâm đồ nếu yêu cầu.
Dùng đồng thời với các glucocorticoid có thể giảm tác dụng của vitamin D.
Khi thuốc dùng đồng thời với các thuốc trung hòa acid có chứa nhôm và magnesi, có thể dẫn đến độc tính nhôm trên xương và tăng magnesi máu ở bệnh nhân suy thận.
Dùng đồng thời với các thuốc tương tự vitamin D sẽ dẫn tới tăng nguy cơ độc tính. Bất kỳ sản phẩm nào có chứa hàm lượng cao calci hoặc phospho đều làm tăng nguy cơ tăng phosphat máu. Vitamin D có thể có hoạt tính đối kháng với các thuốc điều trị tăng calci máu, như calcitonin, etidronat, pamidronat.
Điều trị đồng thời với các resin trao đổi ion như cholestyramin, colestipol hydrochlorid, orlistat hoặc thuốc nhuận tràng như dầu paraffin có thể làm giảm hấp thu vitamin D ở đường tiêu hóa.
Dùng đồng thời với rifampicin hoặc isoniazid có thể giảm tác dụng của vitamin D.
Tác nhân gây độc tế bào actinomycin và thuốc chống nấm imidazol can thiệp vào hoạt động của vitamin D bằng cách ức chế chuyển 25-hydroxyvitamin D thành 1,25-dihydroxyvitamin D xúc tác bởi enzym 25-hydroxyvitamin D-1-hydroxylase ở thận.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô ráo. Không làm lạnh hoặc làm đông thuốc. Để trong bao bì gốc nhằm tránh ánh sáng.
Liên hệ
Hộp 30 Gói
Thêm vào giỏ hàng
Liên hệ
Hộp 10 Gói x 3g
Thêm vào giỏ hàng
Liên hệ
Hộp 40 viên
Thêm vào giỏ hàng
Liên hệ
Chai x 125ml
Thêm vào giỏ hàng
Liên hệ
Hộp 100 viên
Thêm vào giỏ hàng