Thuốc Tydol 650mg OPV hỗ trợ giảm đau hạ sốt (10 vỉ x 10 viên)

Thuốc Tydol 650mg OPV hỗ trợ giảm đau hạ sốt (10 vỉ x 10 viên)

Thuốc Tydol 650mg OPV hỗ trợ giảm đau hạ sốt (10 vỉ x 10 viên)

Thuốc Tydol 650mg OPV hỗ trợ giảm đau hạ sốt (10 vỉ x 10 viên)

Thuốc Tydol 650mg OPV hỗ trợ giảm đau hạ sốt (10 vỉ x 10 viên)
Thuốc Tydol 650mg OPV hỗ trợ giảm đau hạ sốt (10 vỉ x 10 viên)

Địa chỉ: 86 Đường số 9, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM

Thuốc Tydol 650mg OPV hỗ trợ giảm đau hạ sốt (10 vỉ x 10 viên)









































Danh mục



Thuốc giảm đau (không opioid) & hạ sốt



Dạng bào chế



Viên nén bao phim



Quy cách



Hộp 10 Vỉ x 10 Viên



Thành phần



Acetaminophen



Chỉ định



Viêm họng, Viêm xoang, Sốt, Nhức đầu, Đau nửa đầu, Đau nhức toàn thân



Chống chỉ định



Xơ gan



Nhà sản xuất



OPV



Số đăng ký



VD-25248-16



Thuốc cần kê toa



Không



  • Tydol 650mg OPV
  • 100.000đ
  • - +
  • 825
  • Mô tả sản phẩm
  • Thành phần
  • Công dụng
  • Liều dùng
  • Tác dụng phụ
  • Lưu ý

Thuốc Tydol 650 là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV, hoạt chất chính là Acetaminophen, là thuốc dùng để hạ sốt và điều trị các cơn đau nhẹ đến trung bình.

Tydol 650 được bào chế dạng viên nén bao phim, hình thuôn dài, màu trắng, có in chữ số “Tydol 650” màu đen trên hai mặt viên. Hộp 1 vỉ x 10 viên nén bao phim; hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim.

Thành phần của Thuốc Tydol 650mg

Thành phần cho 1 viên

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Acetaminophen

650mg

Công dụng của Thuốc Tydol 650mg

Chỉ định

Thuốc Tydol 650 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Hạ sốt.
  • Ðiều trị các cơn đau nhẹ đến trung bình gồm: Nhức đầu, đau do cảm lạnh và cảm cúm, đau họng, đau do hành kinh, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng, đau răng, đau nửa đầu, đau do viêm xương khớp.

Dược lực học

Acetaminophen là thuốc giảm đau, hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy acetaminophen không có hiệu quả điều trị viêm.

Với liều ngang nhau, acetaminophen có tác dụng giảm đau hạ sốt tương tự như aspirin.

Acetaminophen làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường.

Acetaminophen, với liều điều trị, ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng aspirin và salicylat.

Khi dùng quá liều acetaminophen, chất chuyển hoá N-acetyl-p-benzoquinonimin gây độc nặng cho gan. Liều bình thường, acetaminophen dung nạp tốt không có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như aspirin. Tuy vậy quá liều cấp tính (trên 10 g) sẽ làm tổn thương gan gây chết người.

Dược động học

Acetaminophen được hấp thu nhanh từ đường tiêu hóa với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng từ 10 - 60 phút sau khi uống. Acetaminophen được phân bố trong hầu hết các mô của cơ thể. 

Acetaminophen qua nhau thai và hiện diện trong sữa mẹ. Gắn kết với protein huyết tương không đáng kể tại nồng độ điều trị thông thường nhưng gắn kết sẽ tăng khi nồng độ tăng. 

Thời gian bán thải của acetaminophen thay đổi từ khoảng 1 đến 3 giờ. Acetaminophen được chuyển hóa chủ yếu ở gan và bài tiết trong nước tiểu chủ yếu dưới dạng liên hợp glucuronid (60 - 80%) và liên hợp sulphat (20 - 30%). Ít hơn 5% được bài tiết dưới dạng không đổi. Một phần nhỏ (dưới 4%) được chuyển hóa dưới tác dụng của cytochrom P450 thành chất chuyến hóa. 

Trường hợp ngộ độc do dùng liều cao, lượng chất chuyển hóa tăng lên và được khử độc nhờ liên hợp với glutathion. Acetaminophen bị N-hydroxyl hóa bởi cytochrom P450 để tạo nên N-acetyl-benzoquinonimin (NAPQ), một chất trung gian có tính phản ứng cao. Chất chuyển hóa này bình thường phản ứng với các nhóm sulfhydryl trong glutathion và bị khử hoạt tính.

Tuy nhiên, nếu uống liều cao acetaminophen, chất chuyển hóa này được tạo thành với lượng đủ để làm cạn kiệt glutathion của gan, trong tình trạng đó, chất NAPQ không được liên hợp với glutathion gây độc cho tế bào gan, dẫn đến viêm và có thể dẫn đến hoại tử gan.

Cách dùng Thuốc Tydol 650mg

Cách dùng

Tydol 650 dạng viên nén bao phim dùng qua đường uống.

Liều dùng

Liều dùng thông thường uống thuốc cách mỗi 4 - 6 giờ nếu cần.

  • Người lớn: Uống 1 viên. Không dùng quá 6 viên/24 giờ. 

  • Trẻ em từ 7 - 12 tuổi: Uống 1/2 viên. Không dùng quá 3 viên trong 24 giờ. 

Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần uống: 4 giờ. 

Lưu ý:

Không dùng thuốc để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em, hoặc sốt cao (39,5°C) quá 3 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc đến bệnh viện gần nhất. 

Nhớ mang theo nhãn thuốc hoặc lượng thuốc còn lại để bác sỹ biết thuốc mà bạn đã dùng.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên dùng thuốc, dùng nó ngay khi bạn nhớ. Nếu thời gian gần tới liều kế tiếp, thì hãy bỏ qua liều bị quên và dùng liều kế tiếp theo kế hoạch bình thường. Không nên gấp đôi liều dùng.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Tydol 650, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp, ADR >1/100

  • Chưa có báo cáo.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Da: Phát ban.

  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.

  • Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.

  • Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi dùng thuốc dài ngày.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Toàn thân: Phản ứng quá mẫn.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Tydol chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh quá mẫn với acetaminophen hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

  • Suy gan nặng.

Thận trọng khi sử dụng

Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc trong trường hợp người bệnh bị suy gan hoặc suy thận nặng.

Người bị phenylceton - niệu, bệnh thiếu máu từ trước và uống nhiều rượu. Không dùng với các thuốc khác có chứa acetaminophen.

Đôi khi có những phản ứng da gồm bạn dát sần ngứa và mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra.

Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p-aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và bạn xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng acetaminophen.

Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng acetaminophen.

Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của acetaminophen, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa ghi nhận được báo cáo phản ứng bất lợi hoặc chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng vận hành máy móc, lái tàu xe, người làm việc trên cao và các trường hợp khác.

Thời kỳ mang thai 

Acetaminophen thuộc về phân nhóm B. Các nghiên cứu trên động vật không phát hiện bất cứ nguy hại nào đến sự mang thai và sự phát triển của phôi thai-bào thai. Chỉ dùng acetaminophen ở người mang thai khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Các nghiên cứu trên người chưa thấy có những biểu hiện có hại cho mẹ và trẻ đang bú mẹ.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ. Nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Không nên dùng hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Uống dài ngày liều cao acetaminophen làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. 

Dùng đồng thời acetaminophen và phenothiazin có khả năng gây hại sốt nghiêm trọng.

Uống quá nhiều rượu và dài ngày làm tăng nguy cơ acetaminophen gây độc cho gan.

Các thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid có thể làm tăng độc tính của acetaminophen trên gan.

Đọc tiếp
Sản phẩm cùng loại