Dầu nóng Mặt Trời OPC hỗ trợ giảm nhức mỏi, tê thấp, đau lưng (60ml)

Dầu nóng Mặt Trời OPC hỗ trợ giảm nhức mỏi, tê thấp, đau lưng (60ml)

Dầu nóng Mặt Trời OPC hỗ trợ giảm nhức mỏi, tê thấp, đau lưng (60ml)

Dầu nóng Mặt Trời OPC hỗ trợ giảm nhức mỏi, tê thấp, đau lưng (60ml)

Dầu nóng Mặt Trời OPC hỗ trợ giảm nhức mỏi, tê thấp, đau lưng (60ml)
Dầu nóng Mặt Trời OPC hỗ trợ giảm nhức mỏi, tê thấp, đau lưng (60ml)

Địa chỉ: 86 Đường số 9, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM

Dầu nóng Mặt Trời OPC hỗ trợ giảm nhức mỏi, tê thấp, đau lưng (60ml)













































Danh mục



Dầu và cao xoa giảm đau



Dạng bào chế



Dung dịch



Quy cách



Chai



Thành phần



Methyl salicylate, Tinh dầu quế, Tinh dầu bạc hà, Gừng, Camphor



Chỉ định



Cảm lạnh, Đau lưng, Đau nhức toàn thân, Phong tê thấp



Xuất xứ thương hiệu



Việt Nam



Nhà sản xuất



OPC



Số đăng ký



VD-16556-12



Thuốc cần kê toa



Không



Mô tả ngắn



Dầu nóng mặt trời là sản phẩm của Dược phẩm OPC, với thành phần chính bao gồm: Methyl salicylat, Camphor, Tinh dầu quế (Oleum Cinnamomi), Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae arvensis), Gừng (Rhizoma Zinggiberis). Dầu nóng mặt trời dùng ngoài để xoa bóp lên nơi đau trong trường hợp nhức mỏi, tê thấp, đau lưng, cảm mạo, cúm.



Dầu nóng mặt trời dạng chất lỏng màu vàng đến vàng cam, mùi thơm đặc trưng.



  • 48.000đ
  • - +
  • 770
  • Thành phần
  • Công dụng
  • Liều dùng
  • Tác dụng phụ
  • Lưu ý

Thành phần của Dầu nóng Mặt Trời

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Methyl salicylate

6.21

Tinh dầu quế

0.11

Tinh dầu bạc hà

2.48

Gừng

0.63

Camphor

2.1

 

Công dụng của Dầu nóng Mặt Trời

Chỉ định

Dầu nóng mặt trời được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Dùng ngoài để xoa bóp lên nơi đau trong trường hợp nhức mỏi, tê thấp, đau lưng, cảm mạo, cúm.

Dược lực học

Chưa có báo cáo.

Dược động học

Chưa có báo cáo.

 

Cách dùng Dầu nóng Mặt Trời

Cách dùng

Dầu nóng mặt trời dùng xoa ngoài.

Liều dùng

Lấy một lượng dầu khoảng 2 - 5 ml để xoa bóp chỗ sưng đau 2 – 4 lần/ngày hoặc để đánh gió khi bị cảm. Hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Methyl salicylat:

Triệu chứng thường gặp bao gồm: nôn, mất nước, ù tai, chóng mặt, điếc, đổ mồ hôi, thở nhanh và tăng thông khí. Rối loạn cân bằng acid-base hiện diện trong hầu hết các trường hợp.

Tình trạng nhiễm toan chuyển hóa và nhiễm kiềm hô hấp hỗn hợp với pH máu động mạch bình thường hoặc cao (nồng độ ion H+ bình thường hoặc bị giảm) thường gặp ở người lớn và trẻ em trên 4 tuổi.

Trẻ em từ 4 tuổi trở xuống thường bị nhiễm toan chuyển hóa là chủ yếu với pH máu động mạch thấp (nồng độ ion H+ tăng). Nhiễm toan có thể làm tăng lượng salicylat qua hàng rào máu não.

Triệu chứng ít gặp bao gồm: Nôn ra máu, sốt, hạ đường huyết, hạ kali huyết, giảm tiểu cầu, tăng INR/PTR, đông máu nội mạch, suy thận và phù phổi không do tim.

Triệu chứng trên hệ thần kinh trung ương: lú lẫn, mất định hướng, hôn mê và co giật thì ít gặp ở người lớn hơn trẻ em.

Xử trí:

Uống than hoạt nếu nuốt một lượng đáng kể methyl salicylat trong vòng 1 giờ sau khi xảy ra ngộ độc. Nên đo nồng độ salicylat trong huyết tương.

Đào thải của salicylat tăng lên khi kiềm hóa nước tiểu, có thể đạt được khi sử dụng 1,26% natri bicarbonat. Nên theo dõi pH nước tiểu. Điều trị nhiễm toan chuyển hóa bằng cách tiêm tĩnh mạch 8,4% natri bicarbonat (trước hết phải kiểm tra nồng độ kali huyết).

Không nên sử dụng lợi tiểu cưỡng bức vì không làm tăng đào thải salicylat mà dễ gây phù phổi.

Thẩm tách máu là liệu pháp được lựa chọn cho trường hợp ngộ độc nặng và nên xem xét khi nồng độ salicylat trong huyết tương lớn hơn 700 mg/L (5,1 mmol/L), hoặc nồng độ thấp nhưng có triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng hoặc các đặc điểm chuyển hóa nghiêm trọng.

Bệnh nhân dưới 10 tuổi hoặc trên 70 tuổi tăng nguy cơ ngộ độc salicylat và có thể yêu cầu lọc máu ở giai đoạn sớm.

Camphor:

Nuốt hoặc sử dụng quá liều có thể dẫn đến ngộ độc camphor, triệu chứng gồm: nôn, ói, đau thượng vị, đau đầu, chóng mặt, nóng rát cổ họng, mê sảng, co giật cơ, co giật kiểu động kinh, ức chế thần kinh trung ương và hôn mê.

Có thể xảy ra khó thở và hơi thở có mùi đặc trưng, vô niệu, tử vong do suy hô hấp hoặc tình trạng động kinh; đã ghi nhận trường hợp tử vong ở trẻ em với liều từ 1g trở lên.

Xử trí:

Chăm sóc hỗ trợ, bao gồm chống co giật là liệu pháp chính để điều trị ngộ độc camphor: Rửa dạ dày có thể được xem xét với những bệnh nhân bị ngộ độc trong vòng 1 giờ; trước hết phải kiểm soát tình trạng co giật. Có thể sử dụng than hoạt bằng đường uống.

Làm gì khi quên 1 liều?

Chỉ sử dụng bôi bên ngoài lúc bị sưng đau.

 

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Dầu nóng mặt trời, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

  • Kích ứng tại chỗ, viêm da, dị ứng da (ngứa hoặc đỏ da) có thể xảy ra.

  • Hạn chế sử dụng trên vùng da mỏng và không trải rộng ngay lập tức sau khi sử dụng. Nếu có bất kì tác dụng không mong muốn nào xảy ra thì ngưng thuốc ngay lập tức.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

 

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Dầu nóng mặt trời chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.

  • Phụ nữ có thai.

  • Xoa vào vùng mắt, vú khi cho con bú.

  • Vết thương hở.

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú. Ngừng dùng thuốc nếu xảy ra kích ứng. Tránh xoa thuốc lên mắt, các vùng da nhạy cảm. Để thuốc xa tầm tay trẻ em. Tránh hút thuốc.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai: không được sử dụng.

Thời kỳ cho con bú

Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: thận trọng khi sử dụng.

Tương tác thuốc

Tương tác của thuốc:

Cho đến nay chưa có thông tin báo cáo về tương tác thuốc.

Tương kỵ của thuốc:

Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.

Bảo quản

Nơi khô mát, nhiệt độ dưới 300C.

Để xa tầm tay trẻ em.

Công ty Dược phẩm OPV được thành lập vào năm 1950 tại Huế, OPV đã trở thành công ty dược phẩm lớn nhất Việt Nam trong những năm 1970 và là đơn vị cấp phép độc quyền cho cả kinh doanh và sản xuất cho những công ty dược phẩm đa quốc gia đứng đầu thế giới như Bayer, Ciba Geigy, Mead Johnson, Merck Sharp & Dohme, Roche, Sandoz, Smith Kline & French, Upjohn, và Warner Lambert.

Vào năm 2003, cùng hợp tác với một công ty dược phẩm của Mỹ và nhà tư vấn GMP của Đức, OPV đã hoàn tất việc xây dựng nhà máy dược phẩm mới theo tiêu chuẩn WHO – GMP và sản xuất những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng quốc tế. OPV đã, đang và sẽ tiếp tục cải tiến, phát triển chất lượng để sánh tầm cùng chuẩn quốc tế và đem lại những sản phẩm dịch vụ chuyên nghiệp, đáng tin cậy phục vụ tốt nhất khách hàng trong và ngoài nước.

Đọc tiếp
Sản phẩm cùng loại